Hệ Thống Vận Tải Đường Bộ – Cơ Hội Và Thách Thức Ngành Vận Tải

Hiện nay, dịch vụ hệ thống vận tải đường bộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của lĩnh vực logistics. Nhờ tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam hiện này, kéo đó là sự gia tăng số lượng hàng hóa đột biến làm cho nhu cầu về vận chuyển hàng hóa ngày một tăng cao. Chính vì thế mà hiện nay, ngày càng có nhiều  các đơn vị dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ được thành lập để phục vụ nhu cầu vận chuyển hằng ngày. Bên cạnh đó sự tăng trưởng và phát triển vô cùng mạnh mẽ của thương mại điện tử đã tạo ra mức độ cạnh tranh rất cao giữa các công ty dịch vụ vận tải đường bộ. Cũng chính vì lí do trên mà bài viết dưới đây sẽ chúng tìm hiểu thêm về cơ hội và thách thức của hệ thống vận tải hàng hóa đường bộ hiện nay

Hệ thống vận tải đường bộ – Quản lý vận tải hiện đại

hệ thống vận tải

Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, hệ thống vận tải đường bộ đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển và kết nối giữa con người với con người và con người với xã hội hiện đại. Không chỉ là một phần cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống vận tải còn là động lực chính cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Nhìn chung, quản lý vận tải đường bộ không chỉ đối mặt với những thách thức phức tạp của lưu lượng giao thông ngày càng tăng, mà còn phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như đối tác về mức độ an toàn, hiệu suất vận chuyển hàng hóa

Trong bối cảnh hệ thống vận tải đường bộ ngày càng phức tạp và đa dạng, việc hiểu rõ được tầm quan của quản lý vận tải, đặc biệt là trong thời đại công nghệ hiên nay, quản lý vận tải bằng giải pháp hiện đại là chìa khóa để xây dựng một hệ thống quản lý vận tải linh hoạt và hiệu quả phù hợp với nhu cầu ngày càng khó của khách hàng. Đối mặt với sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số, đô thị hóa, và sự đổi mới công nghệ, quản lý vận tải đường bộ không chỉ là vấn đề về việc di chuyển từ điểm A đến điểm B, mà còn là vấn đề về cách hệ thống này đóng góp vào sự phát triển toàn diện của một khu vực.

Tổng quan về hệ thống vận tải đường bộ 

hệ thống vận tải

Hệ thống vận tải đường bộ là toàn bộ  quá trình hoạt động cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện di chuyển trên đường bộ. Quá trình hoạt động này bao gồm tiếp nhận thông tin giao nhận hàng hóa, lên kế hoạch vận chuyển tối ưu, giám sát và quản lý quá trình vận chuyển, giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình vận chuyển cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa từ khâu bảo hiểm đến khâu thủ tục pháp lý,…

Vai trò của ngành vận tải đường bộ? Ngành vận tải đường bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng cuộc sống, giúp kết nối vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, từ vùng này đến vùng khác, từ nơi sản xuất hàng hóa đến nơi tiêu thụ hàng hóa. Mặt khác dịch vụ vận tải đường bộ còn là cầu nối để các dịch vụ vận tải khác như đường biển, đường hàng không,… được hoạt động giúp việc vận chuyển hàng hòa, cũng như xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khi hệ thống vận tải đường bộ ngày một phát triển đồng nghĩa với việc ngành vận tải ngày càng tạo ra nhiều cơ hội việc làm từ nhân viên giao nhận hàng hóa, tài xế lái xe cho đến các nghiệp vụ liên quan đến quản vận tải và bảo trì bảo dưỡng vận tải,…

Quy trình hệ thống vận chuyển hàng hòa bằng đường bộ

Bước 1: Lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa bao gồm: Xác định hàng hóa gì, trọng lượng và kích thước thế nào, xác định nơi nhận hàng và nơi giao hàng, đưa ra kế hoạch dự kiến tuyến đường cũng như thời gian giao nhận hàng.

Bước 2: Lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp với cung đường và loại hàng hóa giao nhận như: xe tải, xe ba gác, xe máy, xe cont,…

Bước 3: Đóng gói, bảo đảm an toàn hàng hóa: phải đóng gói hàng hóa một cách cẩn thận, bảo đảm an toàn, tránh tính trạng va đậm làm hỏng hóc hàng hóa của khách hàng, bên canh đó cần phân loại và đánh dấu  để dễ dàng xác định hàng hóa của khách hàng

Bước 4: Đối với khách hàng, hàng hóa quốc tế, cần kiểm tra, chuẩn bị tài liệu hải quan cần thiết ( nếu cần )

Bước 5: Bốc xếp hàng hóa lên phương tiện di chuyển và di chuyển

Bước 6: Theo dõi, giám sát hàng hóa, phương tiện thông qua các hệ thống công nghệ như: GPS, phần mềm quản lý xăng dầu , phần mềm vận tải TNK,…

Bước 7: Kiểm tra hàng hóa, giao hàng hóa cho người nhận hàng hoặc lưu tại kho hàng

Bước 8: Thanh toán hóa đơn  cho dịch vụ trên theo thỏa thuận hợp đồng

Bước 9: Lập kế hoạch cho vận chuyển di chuyển hàng hóa kế tiếp

Lưu ý: Các bước này có thể thay đổi tùy vào nhiều yếu tốt tác động bên ngoài khác như: thời tiết, trọng lượng hàng hóa, và các yêu cầu khác của khách hàng.

Cơ hội và thách thức 

hệ thống vận tải

Cơ hội

Hiện nay, thì hệ thống vận tải đường bộ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của mỗi quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng, hầu như tất cả các mặt hàng được sản xuất đều phải thông qua quá trình vận chuyển đường bộ mới đến được tay khách hàng. Hơn nữa, trong những năm trở lại đây, kinh tế việt nam ngày càng phát triển vượt bật kéo theo đó là nhu cầu về vận chuyển hàng hóa của mọi người ngày càng tăng cao. Đây cũng chính là một trong những cơ hội tiềm năng để ngành dịch vụ vận tải đường bộ hay hệ thống vận tải đường bộ ngày càng phát triển

Làn sóng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý: Ngành vân tải đường bộ ngày vàng phát triển đồng nghĩa với việc nhu cầu của khách hàng ngày càng lớn, vì vậy các doanh nghiệp vận tải phải luôn luôn đổi mới từ sản phẩm dịch vụ cho đến cách quản lý vận hành doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay sử dụng công nghệ thông tin là cơ hội để các doanh nghiệp vận tải có bước chuyển mình đột phá, bởi công nghệ thông tin sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như khách hàng dễ dàng theo dõi, quản lý dịch trình di chuyển, tối ưu hóa chuyển đường, từ đối tối ưu hóa các chi phí tăng hiệu suất phát triển kinh doanh. Một trong những công nghệ phần mềm luôn được các đơn vị vận tải quan tâm đó chính là phần mềm quản lý vận tải. Phần mềm vận tải giúp các doanh nghiệp vận tải có thể tối ưu hóa được quá trình vận chuyển hàng hóa cũng như giải quyết các nhu cầu của khách hàng một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó nhìn thấy được sự quan trong của hệ thống vận tải đường bộ, nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực này khi ngày càng có nhiều tuyến đường được cao tốc được nhà nước cấp phép xây dựng. Khi có nhiều tuyến đường cao tốc, các dự án Bắc Nam được xây dựng đồng nghĩa với việc ngành dịch vụ vận tải đường bộ cũng trở nên phát triển bởi thời gian di chuyển, giao hàng sẽ trở nên nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian và nhiên liệu di chuyển. Bên cạnh đó khi cơ sở hạ tầng vận chuyển được đầu tư cũng giúp cho việc giao thông kẹt cứng được hạn chế đi rất nhiều.

Thách Thức

Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì hệ thống vận tải đường bộ vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro, khó khăn, và thách thức trong hoạt động kinh doanh:

Xăng dầu chính là một trong những thách thức lớn nhất trong 1 hệ thống vận tải đường bộ. Bởi chi phí vận chuyển chiếm 30-40% toàn bộ chi phí quá trình vận chuyển, khi giá nhiên liệu biên động sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp vận tải. Chính vì thế mà các doanh nghiệp vận tải cần đưa ra các chính sách, giải pháp để tối ưu hóa quản lý xăng dầu, tránh tình trạng thất thoát và lãng phí xăng dầu.

Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống vận tải đường bộ, các công ty vận tải phải đối mặt với sự canh tranh gay gắt của các công ty vận tải mới và các công ty dịch vụ vận tải công nghệ mới nổi. Những công ty này sử dụng công nghệ áp dụng vào việc quản lý giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh cũng như quy trình vận chuyển.

Chất lượng dịch vụ vận chuyển cũng là một vấn đề đau đối đối với các doanh nghiệp. An toàn về đề di chuyển cũng như bảo vệ hàng hóa còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Khách hàng phải đổi mặt với tình trạng trễ hẹn, hỏng hóc hàng hóa, gây mất thời gian và bất tiện không đáng có. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải luôn được xây dựng và cải tiến nhưng không giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông khi mà các phương tiện vận tải ngày một nhiều hơn khiến cho việc giao hàng trở nên chậm trễ. Đây cũng là một trong những thách thức to lớn đối với doanh nghiệp vận tải đường bộ.

Một số giải pháp hiện đại trong việc quản lý hệ thống vận tải hàng hóa đường bộ

hệ thống vận tải

Đổi mới, đầu tư vào công nghệ: Hiện nay với làn sóng chuyển đổi số, các doanh nghiệp vận tải phải áp dụng các công nghệ như hệ thống quản lý vận tải ( STM ) để tối ưu lịch trình cũng như cung cấp các thông tin cho khách hàng, tài xế cũng như nhà quản lý một cách dễ dàng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh về mọi mặt.

Quản lý tài nguyên nhiên liệu hiệu quả: Theo dõi và quản lý nhiên liệu cũng là một cách quản lý thông minh giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí về nhiên liệu di chuyển, bởi vì xăng dầu chiếm tỷ lệ cao chi phí trong toàn bộ chi phí của qua trình vận chuyển. Nếu quản lý xăng dầu tốt đồng nghĩa với việc giảm được rất nhiều chi phí và hạn chế khí thải độc hại ra môi trường. Những cách quản lý xăng đầu thông thường: Sử dụng phần mềm quản lý xăng dầu, lắp đặt định vị nhiên liệu, quản lý xăng dầu thủ công bằng phần mềm excel,…

Nâng cao chất lượng dịch vụ: các doanh nghiệp vận tải cần xây dựng một dịch vụ phục vụ khách hàng tiêu chuẩn xuất sắc. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ làm khách hàng hài lòng hơn, tăng mức độ cạnh tranh. Mặt khác nâng cao chất lượng dịch vụ cũng đồng nghĩa với việc cung cấp các thông tin dịch vụ nhanh chống tránh trường hợp, tình huống khẩn cấp.

Hoàn thiện cải tạo cơ sở hạ tầng an toàn giao thông bằng việc đưa ra các kế hoạch xây dựng, quy hoạch phù hợp với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logicstics nói chung và dịch vụ vận tải đường bộ nói riêng. Việc quy hoạch xây dựng hạ tầng giao thông tốt sẽ giúp cho vấn nạn kẹt xe được giảm bớt, hạn chế tai nạn giao thông vì đường hẹp, đồng thời việc quy hoạch xây dựng có sở hạ tầng giao thông tốt cũng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương về mọi mặt. 

Sự phát triển của công nghệ đã tác động rất nhiều đến đến hệ thống vận tải đường bộ, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích nghi nhanh chống để tận dụng được các cơ hội mà thị trường hiện đại. Bên cạnh đó việc quản lý tài nguyên và quy trình một cách thông minh cũng là một trong những yếu tốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp bởi việc quản lý tốt đồng nghĩa với việc quản lý dịch vụ và con người tốt, giúp cho việc trải nghiệm của khách hàng trở nên tốt hơn, trơn tru hơn.

Nói tóm lại ngành dịch vụ vận tải đường bộ hay hệ thống vận tải đường bộ đã và đang trong giai đoạn biến đổi đáng kể trong bối cảnh của sự phát triển của công nghệ  và nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng. Những doanh nghiệp nào tận dụng tốt được các thuận lợi cũng như đầu tư sớm sử dụng phần mềm hiện đại thì chắn chắn sẽ có cơ hội tận dụng được những tiềm năng của thị trường ngày nay. Ngược lại doanh nghiêp nào không tận dụng tốt được các thuận lợi thì sẽ dần bị đào thải và khó có thể đối mặt được với những thách thức của thị trường. Để biết được nhiều thông tin về  các giải pháp hiện đại, bạn có thể tham khảo thông tin tại đây.   

Công ty TNHH Giải pháp & Công nghệ TNK

Địa chỉ: 137 Lũy Bán Bích P.Tân Thới Hòa Q.Tân Phú TPHCM

Hotline: 028 3961 6069 – 0978 700 220

Email: lienhe@tnk.com.vn

Website: tnk.com.vn

Câu hỏi thường gặp
Phần mềm vận tải TNK có những tính năng gì?

Phần mềm vận tải TNK chính là phần mềm được thiết kế đặc biệt giành cho các đơn vị vận tải đường bộ. Chính vì thế mà phần mềm vận tải TNK có hầu như đầy đủ các tính năng quản lý mọi khâu của vận tải đường bộ: quản lý nhân sự và đội xe, quản lý điều phối, quản lý kỹ thuật, quản lý xăng dầu, quản lý thu chi – công nợ – kế toán, quản lý doanh thu và lợi nhuận,…

Phần mềm vận tải TNK phù hợp với doanh nghiệp nào?

Phần mềm vận tải TNK phù hợp với hầu như tất cả các doanh nghiệp vận tải đường bộ từ nhỏ cho tới lớn. Chi phí triển phần mềm vận tải cũng linh hoạt mức giá cho các doanh nghiệp từ nhỏ cho tới lớn, nên mọi doanh nghiệp vận tải đường bộ đều có thể sử dụng phần mềm

Thời gian triển khai phần mềm như thế nào?

Thời gian triển khai phần mềm rất nhanh, việc triển khai phần mềm chỉ mất 1-3 ngày là có thể triển khai xong phần mềm. Tuy nhiên thời gian đào tạo nhân sự sẽ tùy thuộc vào mức độ thích ứng của nhân sự khách hàng.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *